Hành tỏi là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong các món ăn, tuy nhiên vì hương vị đặc trưng mà sau khi ăn hành tỏi luôn để lại mùi không được thơm trong miệng. Hãy cùng Bair Việt Nam điểm qua 10 cách khử mùi hôi miệng và khử mùi hôi miệng sau khi ăn hành tỏi nhé!
1. Vì sao sau khi ăn hành tỏi lại bị hôi miệng?
Hành, tỏi thuộc họ allium và trong chúng chứa rất nhiều hợp chất lưu huỳnh tạo nên mùi hương đặc trưng của hành tỏi. Hợp chất lưu huỳnh được tích trữ sau khi ăn và trong hệ tiêu hoá, hợp chất allyl methyl sulfide (AMS) không được chuyển hoá nên mùi vị trở ngược lại và tạo thành mùi hôi hành tỏi trong miệng.
Ngoài ra các chất như allicin, allyl methyl sunfua, cysteine sulfoxide sẽ được chuyển hoá, sinh ra mùi hăng nồng và hấp thụ vào máu, sau đó thải ra bằng lỗ chân lông trên da. Vì vậy, ăn hành tỏi ngoài việc gây mùi hôi miệng còn có thể khiến cơ thể bị nặng mùi sau khi ăn.
2. Cách cách khử mùi hôi miệng hiệu quả
Súc miệng bằng nước sau mỗi bữa ăn
Sau khi bữa ăn kết thúc, bạn cần súc miệng bằng nước ngay trong vài giây để làm sạch các thức ăn kẹt trong khe răng giúp sạch miệng, khi miệng sạch thì sẽ hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra trong lúc ăn, bạn cũng nên uống 1 hoặc 2 ly nước lọc để kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt trong quá trình ăn.
Sử dụng dầu cây tràm trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh
Dầu cây tràm trà có thể khử trùng nhờ vào tính sát trùng ở bên trong dầu tràm trà. Kết hợp kem đánh răng với vài giọt dầu tràm trà hoặc kem đánh răng chứa dầu tràm trà hàng ngày sẽ giúp giảm được mùi hôi miệng hiệu quả.
Bên cạnh đó bạn có thể hoà 1 lượng ít các loại: dầu cây tràm trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh với nước để sử dụng làm nước súc miệng.
Dùng rau thì là hoặc ngò rí
Thì là: vì thì là có tính kháng khuẩn, nên bạn có thể dùng thì là để giúp loại bỏ hơi thở có mùi khó chịu bằng cách nhai từ từ 1 thìa thì là sau khi ăn hành tỏi.
Ngoài ra khi kết hợp nhai thì là với các loại hạt như đinh hương hay bạch đậu khấu sau khi ăn cũng giúp làm giảm lại các mùi hương của thực phẩm gây mùi.
Ngò rí: trong ngò rí có chứa chất diệp lục giúp giảm bớt mùi hôi miệng và còn tốt cho hệ tiêu hoá nhờ việc giảm sinh ra các khí đường ruột.
Bạn sử dụng ngò rí để giảm hôi miệng bằng cách lấy lá ngò rí rồi nhúng vào giấm, sau đó nhai kĩ từ 1 – 2 phút. Ngoài ra bạn có thể ép lá ngò rí và uống như nước ép bình thường để giúp hơi thở the mát hơn.
Uống trà để kiểm soát mùi của hơi thở
Hợp chất polyphenol có trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
Bạn có thể dùng trà xanh thông thường hoặc pha trà thảo dược kết hợp với cỏ linh lăng, rồi sử dụng nhiều lần trong ngày để giúp cho hơi thở của bạn thơm mát hơn.
Dùng trà đinh hương hoặc dùng đinh hương để súc miệng
Đinh hương có tác dụng giúp mùi hôi miệng của bạn giảm đáng kể nhờ vào tính sát trùng mạnh mẽ của đinh hương. Bạn có thể nhai 1 vài mẩu đinh hương để loại trừ và kiểm soát hơi thở cũng như mùi hôi miệng.
Ngoài ra bạn có thể dùng đinh hương để pha thành trà và uống hoặc dùng 2 lần 1 ngày như nước súc miệng thông thường.
Sử dụng giấm táo
Giấm táo có tính chất axit vì thế sử dụng giấm táo để khử mùi cho hơi thở là 1 cách khá tuyệt vời cũng như có lợi cho hệ tiêu hoá.
Bạn dùng giấm táo giảm hôi miệng bằng cách pha loãng 1 muỗng giấm táo với nước rồi uống trước khi ăn và uống 1 muỗng giấm táo sau khi ăn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng giấm táo pha loãng với nước để súc miệng.
Dùng bột nở để đánh răng
Dùng bột nở để đánh răng là cách đơn giản sẽ giúp bạn xử lý mùi hôi miệng dễ dàng vì bột nở giúp ngăn lại sự phát triển của vi sinh vật và giảm nồng độ axit gây hôi miệng trên đầu lưỡi.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể pha loãng bột nở với nước ấm và súc miệng để làm sạch răng miệng.
Ăn hoặc uống nước ép các loại trái cây có vị chua
Axit đến từ cam, chanh, bưởi hoặc các loại trái cây có vị chua có thể làm giảm lại các hợp chất gây mùi từ hành tỏi và giúp hơi thở thơm mát.
Ngoài ra khi ăn hoặc uống nước ép các loại trái cây có vị chua còn khử bớt mùi cơ thể cũng như giúp cơ thể có mùi thơm tự nhiên hơn.
Uống sữa tươi hoặc sữa chua
Các chất có trong sữa và sữa chua có thể giúp làm giảm nồng độ của hợp chất lưu huỳnh được sinh ra từ hành tỏi, qua đó dễ dàng khử mùi hôi trong khoang miệng.
Sau bữa ăn hoặc bất kì khi nào cảm thấy hơi thở của bạn có mùi hành tỏi không được thơm, hãy ăn ngay 1 hộp sữa chua hoặc uống 1 ly sữa để giúp giảm bớt mùi hôi nhé.
Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su giúp làm sạch và loại bỏ các axit cũng như các chất gây hôi miệng. Bên cạnh đó việc nhai kẹo cao su cũng giúp làm tăng tiết nước bọt, nhờ đó rửa trôi bớt axit do vi khuẩn tạo mùi gây ra, đồng thời giúp hơi thở trở nên thơm hơn nhờ các hương vị trong kẹo cao su.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ mùi hôi từ hành tỏi.
Nước súc miệng thường chứa vị the mát của bạc hà vì thế ngoài tác dụng giúp hơi thở thơm mát, nó còn giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.
Ăn táo, ổi, dưa leo hay trái cây có nhiều nước
Ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như táo, ổi hoặc dưa leo,… và nước trong các loại trái cây đó sẽ làm sạch các mảng bám thức ăn cùng các chất gây mùi và giảm sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng.
Ngoài ra, các loại trái cây có sẵn các mùi thơm tự nhiên nên vì thế có thể giúp bạn giảm bớt hơi thở mùi khó chịu.
Sử dụng rau diếp cá/lá bạc hà/lá ổi hoặc ngò gai
Trong rau diếp, lá bạc hà có chứa 1 số hợp chất, enzyme như phenolic, enzyme polyphenol oxidase, reductase có thể giúp làm trung hoà, phân huỷ các chất gây mùi của tỏi trong dạ dày và ngăn lại sự thẩm thấu chất gây mùi vào máu.
Lá ổi cũng có thể giúp giảm hôi miệng vì trong lá ổi chứa nhiều chất có khả năng loại bỏ mảng bám và khử hôi miệng hiệu quả như tannin, phosphoric, oxalic,…
Bên cạnh đó còn có ngò gai (mùi tàu) cũng chứa rất nhiều tinh dầu tạo mùi thơm cho khoang miệng như protid, phosphor, vitamin C, glucid,… giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng.
Sử dụng mật ong và bột quế
Mật ong giúp hạn chế lại sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi hôi và kết hợp với quế là 1 loại hương liệu có mùi thơm.
Hoà tan mật ong, bột quế với nước nóng và dùng hỗn hợp đó để súc miệng có thể giúp giảm hôi miệng và hơi thở cũng sẽ trở nên sạch và thơm tho hơn.
Dùng gừng để khử mùi hôi miệng
Gừng có tính nóng ấm, vị cay và chứa nhiều tinh dầu thơm bên trong vì thế gừng có thể giúp chữa hôi miệng hiệu quả.
Bạn dùng gừng giảm hôi miệng bằng cách cho vài lát gừng vào nước ấm, hoà thêm 1 ít muối và súc miệng 2 lần/ngày bạn sẽ thấy có hiệu quả ngay đấy.
Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi có tính cay và chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm nên nó có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và khử mùi hôi miệng hiệu quả.
Bạn dùng vỏ bưởi chữa hôi miệng bằng cách nhai trực tiếp vỏ bưởi hoặc nấu nước vỏ bưởi rồi dùng súc miệng hàng ngày để làm sạch và giảm mùi hôi khoang miệng.
3Cách phòng ngừa hôi miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên
Điều quan trọng nhất trong việc phòng ngừa hôi miệng đó chính là vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên, việc này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần 1 ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch sâu trong các kẽ răng. Bên cạnh đó bạn có thể dùng nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su bạc hà để hơi thở thơm mát hơn.
Đừng quên làm sạch lưỡi
Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ cho răng nướu, bạn cũng cần làm sạch lưỡi để miệng được sạch sẽ toàn diện. Vi khuẩn sót lại bám trên lưỡi là 1 trong những nguyên nhân gây hôi miệng, vì thế bạn hãy làm sạch lưỡi sau bước đánh răng để khoang miệng sạch sẽ hơn nhé.
Giữ miệng luôn ẩm ướt
Khi khoang miệng bị khô sẽ có thể gây mùi, vì thế bạn nên giữ miệng luôn ẩm ướt để tạo ra nước bọt bằng cách uống nước, ăn trái cây nhiều nước để giúp hơi thở không bị hôi.
Điều trị kịp thời các vấn đề về răng
Hãy điều trị kịp thời các vấn đề về răng để ngăn chặn các bệnh về răng miệng như sâu răng, vôi răng, áp xe răng,… giúp hơi thở không có mùi hôi nhé.
Không hút thuốc lá
Không nên hút thuốc lá để tránh làm răng bị xỉn màu, hơi thở có mùi gây nên bệnh hôi miệng, ngoài ra hút thuốc lá còn rất có hại cho sức khoẻ nữa đấy.
Hạn chế uống cà phê
Những thức uống có chứa caffeine như cà phê có thể làm khô miệng, từ đó gây ra hôi miệng và còn làm xỉn màu răng.
Hạn chế ăn hành, tỏi
Các chất gây mùi trong hành tỏi sẽ sinh ra mùi hôi và giữ lại lâu trong khoang miệng, vì thế hãy hạn chế ăn hành tỏi để tránh hơi thở có mùi bạn nhé.
Súc miệng kỹ
Để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa bám trên răng thì súc miệng kỹ bằng nước sau mỗi ăn bữa ăn là cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, những phụ nữ mang thai cũng nên súc miệng sạch sau khi ăn bữa phụ hay ăn vặt để tốt cho răng miệng.
Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Trào ngược dạ dày thực quản là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh hôi bệnh, vì thế hãy đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để xác định chính xác hơn về nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị cho dứt bệnh nhé.
Trên đây là bài viết mách bạn 10 cách khử mùi hôi miệng và khử mùi hôi miệng sau khi ăn hành tỏi Bair Việt Nam gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều mẹo về khử mùi hôi miệng sau khi ăn hành tỏi nhé!